Góc steam là không gian vui nhộn, nơi trẻ em mầm non, tiểu học, nhà trẻ được tha hồ sáng tạo, được thể hiện hoa tay. Hoạt động trang trí góc steam sẽ giúp trẻ rèn luyện tính tư duy – sáng tạo, kỹ năng sắp xếp đồ vật khoa học, gọn gàng. Từ đó, đạt hiệu quả cao trong học tập.

Kinh nghiệm trang trí góc steam trường mầm non, tiểu học, nhà trẻ sẽ giúp thầy cô có thể lên ý tưởng và gợi mở cho trẻ cách trang trí lớp học được đẹp hơn.

Steam ( hay steam viết tắt của Science (Khoa học); Technology (Công nghệ); Engineering (Kỹ thuật); Art (Nghệ thuật); Maths (Toán học)) là một phương pháp học tập dành cho giáo dục mầm non trở lên.

Ở phương pháp học tập này, thì trẻ em được thực hành thực tế thông qua hoạt động trang trí góc steam bên trong lớp học, cụ thể là ở vị trí góc dưới lớp học. Sẽ chia ra năm góc, tương ứng với 5 lĩnh vực: Khoa học; Công nghệ; Kỹ thuật; Nghệ thuật; Toán học.

Kinh nghiệm trang trí góc steam cho nhà trẻ

Ở nhà trẻ, các bé còn nhỏ, vì vậy nên dạy trẻ cách trang trí đơn giản. Đó là hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương như chủ đề động vật, cây cối, ông mặt trời,…

Trang trí góc steam nhà trẻ

Các bước trang trí góc steam:

Bước 1, chọn không gian: Góc steam cần được đặt ở một vị trí thuận tiện cho trẻ tiếp cận như góc cuối lớp, góc cuối giữa lớp đối diện bảng giáo viên.

Bước 2, xác định chủ đề: Động vật, cây cối, mặt trời, xe cộ, ngôi nhà, vườn rau,…

Bước 3, Chuẩn bị đồ dùng:

  • Dụng cụ thí nghiệm, mô hình khoa học, sách và tài liệu khoa học cho khu vực khoa học
  • Thiết bị điện tử, đồ chơi công nghệ, phần mềm giáo dục cho khu vực công nghệ.
  • Dụng cụ xây dựng, nguyên vật liệu tự nhiên, đồ chơi lắp ráp cho khu vực kỹ thuật.
  • Dụng cụ vẽ, tranh treo tường cho khu vực nghệ thuật.
  • Đồ chơi toán học, khối rubik, sách vở toán học cho khu vực toán học.

Bước 4, Bắt tay vào trang trí: Góc steam cần được trang trí sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ.

Gợi ý về ý tưởng trang trí góc steam nhà trẻ

Trang trí góc steam nhà trẻ nên đơn giản, có sự ngộ nghĩnh, dễ thương
Hình ảnh góc giao thông bên trong nhà trẻ
Góc nghệ thuật do các trẻ tự tay thiết kế, sáng tạo
Toàn cảnh góc steam nhà trẻ

Kinh nghiệm trang trí góc steam mầm non

Các bước thực hành trang tri góc steam mầm non cũng tương tự như lớp nhà trẻ. Nếu thầy cô đang bí ý tưởng thì hãy tham khảo một số cách trang trí góc steam mầm non đẹp ở dưới đây:

Lớp học vui nhộn hơn, ý nghĩa hơn khi có phương pháp học tập steam

Ý tưởng về chuẩn bị đồ vật, hình ảnh

  • Những món đồ vật và hình ảnh về động vật, thực vật, thiên nhiên: Có thể được sử dụng để trang trí khu vực khoa học.
  • Những món đồ vật và hình ảnh về máy móc, mô hình điện thoại, máy tính, tivi: Sử dụng để trang trí khu vực công nghệ.
  • Những món đồ vật và hình ảnh về mô hình ngôi nhà, xe cộ, đồ chơi lắp ráp lego: Có thể được sử dụng để trang trí khu vực kỹ thuật.
  • Tranh treo tường, bút vẽ, sáp màu, đất nặn, hoa lá, động vật, chiếc cốc, chiếc hộp: Nên được sử dụng để trang trí khu vực nghệ thuật.
  • Khối rubik, khối hình học, thước kẻ, compa, biểu tượng các con số: Có được sử dụng để trang trí khu vực toán học.

Ý tưởng về bố trí màu sắc

Màu sắc bên trong góc steam nên chọn các gam màu nóng, sặc sỡ. Những gam màu nóng sẽ giúp không gian lớp học trở nên gần gũi, ấm áp, kích thích sự năng động của trẻ.

Tham khảo ý tưởng trang trí góc steam mầm non thực tế

Tham khảo thành quả trang trí góc steam cute của các bạn lớp mầm non
Toàn cảnh góc steam mầm non
Góc thư viện trường mầm non giúp trẻ ham đọc, ham tìm tiểu

Kinh nghiệm trang trí góc steam tiểu học

Trang trí góc steam tiểu học
  • Thiết kế bảng tên: Thiết kế biển bảng tên có màu sắc khác nhau để để đánh dấu các từng khu vực (công nghệ, nghệ thuật, toàn học, kỹ thuật, khoa học).
  • Hình ảnh và đồ vật: Dán tranh ảnh và biểu tượng liên quan đến steam trên tường. Ví dụ: Bức treo tường nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm, đồ chơi thể thao như là quả bóng, chiếc vợt, đá cầu,…
  • Góc thí nghiệm nhỏ: Tạo một không gian nhỏ với các dụng cụ thí nghiệm, nơi học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm đơn giản. Đặt các biểu tượng như bình chứa hóa chất, kính hiển vi nhỏ, hoặc mô hình hệ tương tác.
  • Góc đọc sách Tạo một góc đọc sách và tài liệu bổ ích. Cung cấp sách hấp dẫn và bài viết thú vị để khuyến khích sự hiếu kỳ và đọc sách.
  • Không gian vui chơi: Bố trí đồ chơi và trò chơi liên quan đến phương pháp steam, chẳng hạn như ghép hình lego, cuộc thi cắm hoa.
  • Dụng cụ bảng trắng: Sử dụng bảng trắng để viết các câu hỏi, bài toán hoặc mô tả dự án để học sinh tương tác và giải quyết.
  • Lưu ý cách bố trí màu sắc: Sử dụng màu sắc tươi sáng và hấp dẫn để tạo không khí tích cực, nhiều năng lượng.
  • Bảng chấm công và xếp hạng: Tạo một bảng chấm công và xếp hạng cho học sinh đạt thành tích tốt trong các hoạt động vui chơi, học tập.
  • Góc cộng đồng: Thiết kế một góc cộng đồng, nơi học sinh và giáo viên có thể chia sẻ ý tưởng, dự án thực tế.

Ý tưởng trang trí góc steam tiểu học

Ở góc kỹ thuật thì có mô hình máy tính xách tay do các em tiểu học tự tay thiết kế
Hình ảnh góc toán học của các bạn học sinh tiểu học
Các em học sinh Việt Nam rất sáng tạo, năng động, tính thẩm mỹ cao
Góc steam còn là không gian cho các bạn học sinh vui chơi, giải trí

Góc steam có ý nghĩa gì?

Hoạt động trang trí góc steam mang lại rất nhiều lợi ích: Là không gian học tập giúp trẻ được tương tác với bạn bè, thầy cô một cách vui vẻ, hòa đồng. Các trẻ được học cách đoàn kết, làm việc nhóm để cho ra kết quả góc trang trí đẹp nhất.

Góc steam giúp trẻ học được nhiều kỹ năng từ giao tiếp, làm việc nhóm đến tư duy sáng tạo

Mục đích lớn nhất đó là phát triển các kỹ năng quan trọng cho trẻ:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Ở góc steam sẽ cung cấp cho trẻ các cơ hội để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Ví dụ: Trẻ có thể được yêu cầu xây dựng một chiếc cầu bằng các khối gỗ, hoặc thiết kế một chiếc máy bay giấy có thể bay xa nhất.
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo: Phương pháp này sẽ khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập và đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề. Ví dụ: Trẻ có thể được yêu cầu vẽ một bức tranh về một thế giới tưởng tượng, hoặc viết một câu chuyện về một loài động vật mới.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Tạo điều kiện cho trẻ làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Ví dụ: Trẻ có thể được yêu cầu làm việc theo nhóm để xây dựng một mô hình của hệ mặt trời, hoặc tạo ra một bộ phim ngắn về một chủ đề khoa học.
  • Kỹ năng giao tiếp: Trang trí góc steam giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp, bao gồm cả kỹ năng nói và kỹ năng viết. Ví dụ: Trẻ có thể được yêu cầu trình bày kết quả của một thí nghiệm khoa học, hoặc viết một bài báo về một chủ đề công nghệ.
  • Kỹ năng tự học: Góc STEAM khuyến khích trẻ tự tìm tòi và khám phá kiến thức. Ví dụ: Trẻ có thể được cung cấp các tài liệu và dụng cụ để thực hiện các thí nghiệm khoa học, hoặc được khuyến khích tìm hiểu thêm về một chủ đề nghệ thuật mà trẻ yêu thích.

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm trang trí góc steam áp dụng cho nhà trẻ, mầm non và tiểu học. Quý anh chị có nhu cầu setup nội thất trường học, hãy liên hệ trực tiếp với nội thất GSC Việt Nam.

  • Hotline: 024 62.811.855
  • VP Hà Nội: Số 35 Lô D6, KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
  • VP TP. Hồ Chí Minh: Số 179, đường 1B, KCD Vĩnh Lộc, Bình Tân, TP. Hồ chí Minh.

Đăng nhập